Dự Án EastMed, cải thiện an ninh năng lượng châu Âu

Bước tiến quan trọng trong hợp tác giữa ba quốc gia Địa Trung Hải. Síp, Hy Lạp và Israel đồng ý thỏa thuận liên quan đến triển khai dự án tuyến cáp điện ngầm độ dài lớn nhất thế giới, được biết đến với tên gọi là đường ống EastMed.

Dự án EastMed là một hệ thống đường ống dẫn khí đốt tự nhiên có chiều dài 1.900 km, nhằm kết nối các trữ lượng khí đốt ở phía đông Địa Trung Hải với Hy Lạp. Với công suất ban đầu là vận chuyển 10 tỷ mét khối mỗi năm đến Hy Lạp, Ý và các quốc gia Đông Nam Âu khác, dự án này đã đạt được biên bản ghi nhớ thông qua cuộc họp giữa Bộ trưởng Năng lượng Síp Natasa Pilides, Bộ trưởng Năng lượng Israel Yuval Steinitz và Bộ trưởng Năng lượng Hy Lạp Kostas Skrekas tại Nicosia vào tháng 11/2019. Và được ký thỏa thuận cuối cùng cho dự án đường ống vào tháng 1 năm 2020.

>>> Đọc thêm: Síp mong sớm được cung cấp khí đốt cho toàn Châu Âu

EuroAsia Interconnector

Dự án có tên gọi chính thức là “EuroAsia Interconnector”, hướng đến việc kết nối lưới điện của Israel, Síp và Crete (Hy Lạp) thông qua một hệ thống cáp ngầm với công suất lên đến 2000 megawatt, đặt ở độ sâu tối đa 2.700 mét dưới biển.

Mặc dù được xác nhận như một dự án hợp tác mới, thực tế, đây là một bước tiến quan trọng trên hành trình tăng cường liên kết giữa ba quốc gia ở Địa Trung Hải. Dự án nhận được sự hoan nghênh và hỗ trợ tài chính từ Liên minh Châu Âu, được công nhận là “dự án có lợi ích chung” và được EU tài trợ. Điều này tăng cường “năng lực của ba nước để đáp ứng các cam kết của họ theo Thỏa thuận Paris”. Chính phủ Châu Âu đã bổ sung dự án này vào Kế hoạch Phát triển Mười Năm (TYNDP) của Nhà điều hành Hệ thống Vận tải Khí đốt Mạng lưới Châu Âu (ENTSOG), nhằm tạo ra một mạng lưới truyền tải an toàn có khả năng đáp ứng nhu cầu năng lượng hiện tại và tương lai của Châu Âu.

Dự án này không chỉ giúp Síp đảm bảo an ninh năng lượng mà còn thúc đẩy mối quan hệ với Israel, đồng thời mang đến một biện pháp mới để giải quyết các vấn đề liên quan đến quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ và đối mặt với những chiến lược tính toán của Thổ Nhĩ Kỳ ở khu vực Địa Trung Hải.

Tài chính

Theo bà Natasa Pilides, Bộ trưởng Năng lượng Síp, giai đoạn đầu tiên của dự án này dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2025. Đối với Israel, tổng nguồn vốn đầu tư cho dự án này ước tính lên đến 3 tỷ shekel (tương đương hơn 755 triệu euro).  Síp, Hy Lạp và Israel nhất trí rằng dự án đánh dấu một “bước tiến lớn” trong việc tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo. Cáp điện cũng góp phần củng cố “an ninh năng lượng” cho khu vực châu Âu và chấm dứt sự cô lập của Síp.

Lợi ích của dự án EuroAsia Interconnector

Nó tạo cơ hội cho Síp sáp nhập với hệ thống khí đốt châu Âu, điều này sẽ tăng cường hơn nữa hoạt động kinh doanh khí đốt ở khu vực Đông Nam Âu.

Dự án cũng sẽ hỗ trợ sự phát triển kinh tế của Síp và Hy Lạp bằng cách cung cấp một thị trường ổn định cho xuất khẩu khí đốt. Nó sẽ cho phép phát triển các trung tâm giao dịch khí đốt ở Hy Lạp và Ý và tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch khí đốt ở Đông Nam Âu.

Phone/ Zalo